📪Sản xuất công nghiệp

Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp sẽ được triển khai theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột: xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động.

Với mỗi ngành, lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số kể trên, trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Thủ tướng Chính phủ cũng giao cụ thể trách nhiệm chủ trì, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cho các Bộ, cơ quan.

Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp theo hướng nào?

Ngành sản xuất công nghiệp là một trong những ngành được chú trọng nhất tại nước ta. Vì vậy mà việc chuyển đổi số ngành sản xuất công nghiệp ngày càng trở nên bức thiết. Tuy nhiên, việc này đang gặp nhiều khó khăn, trắc trở bởi những nhà quản lý phải lựa chọn xu hướng chuyển đổi số phù hợp với mô hình doanh nghiệp của mình. Cùng SGI tìm hiểu về các xu hướng và giải pháp chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp trong bài viết dưới đây!

Thế nào là chuyển đổi số trong ngành sản xuất công nghiệp?

Chuyển đổi số trong sản xuất là thay đổi phương thức làm việc thông qua sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động của mỗi đơn vị, doanh nghiệp nhằm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những hiệu quả cao hơn, những giá trị sản xuất mới hơn.

Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp. Khi ứng dụng chuyển đổi số, sự liên kết thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp được kết nối trên nền tảng một hệ thống công nghệ đồng nhất, giúp cho các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp được giải quyết ngay khi xảy ra và sự vận hành không bị tắc nghẽn, gây tác động xấu đến hoạt động của doanh nghiệp, như: phục vụ khách hàng bị chậm trễ, lượng hàng bán được giảm sút,…

Lợi ích mà chuyển đổi số mang đến cho ngành sản xuất công nghiệp

Lợi ích tiềm năng của chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất dựa trên hiệu quả về chi phí và đảm bảo chất lượng.

Giảm chi phí

Các giải pháp chuyển đổi số có thể nắm bắt dữ liệu thời gian thực thông qua Internet vạn vật và phân tích tương tự thông qua các thiết bị hỗ trợ AI (trí tuệ nhân tạo) và ML (Machine learning). Nói về lĩnh vực sản xuất, thật dễ dàng để quản lý hàng tồn kho và giám sát các quy trình sản xuất quan trọng bằng cách sử dụng chuyển đổi số.

Các doanh nghiệp sản xuất sử dụng ít lao động hơn nhờ tự động hóa trong quá trình sản xuất giúp giảm chi phí và tăng năng suất. Hơn nữa, các giải pháp giám sát từ xa có thể cho phép các công ty sản xuất quản lý hàng tồn kho trong thời gian thực.

Đảm bảo chất lượng

Đây là một lợi ích chính khác của các giải pháp chuyển đổi số. Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp có thể bảo trì và quản lý hệ thống máy móc tại các nhà máy từ xa

Các giải pháp này cũng cho phép doanh nghiệp phát hiện lỗi và kéo dài tuổi thọ của máy thông qua phân tích dữ liệu kỹ thuật số. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và tiền bạc về phí bảo dưỡng, sửa chữa, vận chuyển và các khoản phí khác của kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Tích hợp dữ liệu

Dữ liệu không được sắp xếp có thể đặt ra thách thức trong việc đưa ra các quyết định chính xác, theo thời gian thực. Tuy nhiên, với các giải pháp chuyển đổi số tiên tiến, kết hợp những tiến bộ của các công nghệ mới bao gồm AI, Machine learning, Internet vạn vật và phần mềm doanh nghiệp, có thể cung cấp nền tảng quản trị tập trung để đưa ra quyết định đúng đắn và nhanh chóng. Điều này thực hiện thông qua tích hợp dữ liệu.

Nhờ sự phát triển công nghiệp 4.0, các giải pháp phân tích dữ liệu có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tăng năng suất, cải thiện hiệu suất và nâng cao khả năng ra quyết định để đạt được ROI (tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư) tốt nhất

Cải thiện an toàn

Nhân viên sản xuất phải tiếp xúc với các máy móc nguy hiểm và các khu vực hạn chế. Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo AI có thể giúp họ chúng tránh xa các khu vực nguy hiểm giảm nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Môi trường rủi ro của lĩnh vực sản xuất có thể được quản lý hiệu quả bằng cách sử dụng các thiết bị thông minh vì chúng có thể xác định bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn nào một cách nhanh chóng. Các giải pháp kỹ thuật số cũng giúp nhân viên luôn có động lực trong khi đảm bảo an toàn cho họ tại nơi làm việc.

Người vận hành có thể dễ dàng ghi lại và chuyển dữ liệu quan trọng khi đang di chuyển, giúp đơn giản hóa các quy trình phức tạp. Theo một cách nào đó, năng suất của cả nhân viên và thiết bị đều tăng.

Chuyển đổi số trong ngành sản xuất nên đi theo xu hướng nào?

Xu hướng công nghệ

Xu hướng về Chuyển đổi số đang diễn ra trong ngành sản xuất vẫn tập trung vào một số nhiệm vụ chiến lược cốt lõi, bao gồm: cải thiện hiệu quả hoạt động vận hành, khả năng phục hồi, xác định tiết kiệm chi phí, tăng trưởng khách hàng và tăng cường tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng. Cùng với đó, nhóm các công nghệ hàng đầu giúp các nhà sản xuất đạt được mục tiêu của họ bao gồm:

An ninh mạng

An ninh mạng là một tập hợp các nguyên tắc và phương tiện đảm bảo an toàn cho các quá trình xử lý thông tin, các phương pháp tiếp cận để quản lý bảo mật và các công nghệ khác được sử dụng để chủ động chống lại việc thực hiện các mối đe doạ mạng. Khi ngày càng có nhiều nhà sản xuất tận dụng công nghệ điện toán biên để tăng cường tính linh hoạt, tự động hoá và khả năng thích ứng trong thời gian thực cao hơn trong các nhà máy và quy trình sản xuất của mình, họ cũng chú trọng hơn tới việc củng cố cho hệ thống an ninh mạng với những cập nhật tiên tiến. Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng tăng 200% đối với ngành sản xuất (Báo cáo Tình báo về mối đe doạ toàn cầu 2021 – GTIR), dự kiến sẽ có sự đầu tư lớn liên tục vào việc lập kế hoạch bảo mật và các biện pháp bảo vệ mạng và dữ liệu ngày càng dễ bị tổn thương khi việc sử dụng tài sản kết nối của các nhà sản xuất ngày càng tăng(2).

Phân tích dữ liệu nâng cao bao gồm phân tích dự đoán/mô tả

Với sự ra đời của các công nghệ như IoT, việc thu thập các dữ liệu ngày càng trở nên thuận tiện và phổ biến. Theo khảo sát của ITIC, 81% tổ chức cho rằng một giờ ngừng hoạt động có thể tiêu tốn 100.000 USD, và 33% doanh nghiệp cho biết một giờ ngừng hoạt động của họ có thể gây tổn hại tới 1 triệu USD(3). Vì vậy, việc tận dụng dữ liệu để xác định các vấn đề và đưa ra dự báo về tình trạng và lên kế hoạch bảo trì các thiết bị có thể khiến cho chuỗi vận hành được hoạt động trơn tru, không gặp trở ngại, giúp tiết kiệm được những nguồn chi phí khổng lồ. Việc đưa ra phân tích dữ liệu nâng cao và dự báo còn giúp cho việc tối ưu trong quản lý sự phụ thuộc giữa các bộ phận, giúp cho việc điều phối nhân công diễn ra dễ dàng và chính xác hơn.

Tự động hoá

Việc ứng dụng Tự động hoá quy trình bằng robot (RPA) đang ngày càng nở rộ, đặc biệt trong ngành công nghiệp sản xuất, với mục đích hàng đầu của các nhà quản lý nhằm cắt giảm chi phí, tối ưu hoá hoạt động, cải thiện trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu lỗi và dễ dàng quản lý kiểm soát hơn. Dự kiến chi phí cho các phần mềm RPA sẽ đạt 2.9 tỷ USD vào năm 2021 (Forrester)(4). RPA là yếu tố tiền đề để xác định tính khả thi của các chương trình chuyển đổi số trong nhà máy. Việc triển khai RPA xuất phát từ nhu cầu tự động hoá các tác vụ vận hành thủ công, lặp đi lặp lại và sẽ mang lại những giá trị to lớn hơn, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số của doanh nghiệp sản xuất trở nên toàn vẹn và triệt để nếu được tích hợp thêm các công nghệ tiên tiến khác như trí tuệ nhân tạo, máy học, các công cụ quy trình làm việc thông minh và trợ lý số.

Dữ liệu IoT

Mặc dù IoT không còn là một cái tên xa lạ và đã phổ biến rộng rãi trong các ngành sản xuất, công nghệ này vẫn đứng top đầu trong các xu hướng phát triển nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi số nhờ vào khả năng thích ứng và đổi mới không ngừng. Theo một nghiên cứu từ MPI Group, gần một phần ba (31%) quy trình sản xuất hiện nay đã kết hợp các thiết bị thông minh và trí thông minh nhúng. Ngoài ra, 34% nhà sản xuất có kế hoạch kết hợp công nghệ IoT vào các quy trình của họ, trong khi 32% có kế hoạch nhúng công nghệ IoT vào các sản phẩm của họ(5). Covid-19 đã khiến cho tầm quan trọng và mức độ phổ biến của IoT ngày càng tăng lên, nhờ vào khả năng cung cấp các dữ liệu từ các hệ thống cảm biến giúp tăng cường khả năng giám sát từ xa và bảo trì dự đoán. Các thiết bị hỗ trợ IoT giúp các nhà sản xuất có thể theo dõi an toàn hiệu suất thiết bị ở khoảng cách xa và dự báo các sự cố tiềm ẩn, cùng như cho phép các kỹ thuật viên hiểu rõ toàn bộ vấn đề và đưa ra các giải pháp tiềm năng.

Trí tuệ nhân tạo và Máy học

Trí tuệ nhân tạo đóng vai trò đặc biệt to lớn trong ngành sản xuất, là yếu tố kết hợp với IoT công nghiệp (IIoT) giúp thúc đẩy ngành sản xuất lên một bước tiến mới. Một trong những phân vùng phổ biến nhất của Trí tuệ nhân tạo là Máy học, bằng cách thu thập các bộ dữ liệu khổng lồ để phát hiện các mẫu và xu hướng, sau đó sử dụng chúng để xây dựng các mô hình dự đoán và tiên lượng tương lai. Máy học cho pháp các nhà máy dự báo những biến động về cung và cầu, và phân tích dự báo tình trạng hệ thống thiết bị máy móc. Trí tuệ nhân tạo còn được sử dụng để xây dựng Bản sao số (Digital Twins), là một bản sao ảo của một hệ thống sản xuất, với ứng dụng phổ biến nhất là chẩn đoán và đánh giá theo thời gian thực về quy trình sản xuất, dự đoán và hình dung hiệu suất sản phẩm.

Tất cả những gì bạn cần để thực hiện chiến lược chuyển đổi số đúng đắn và phù hợp nhất. Một lộ trình được lập kế hoạch tốt có thể giúp bạn thiết lập một mạng lưới chuyển đổi số mạnh mẽ tại doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể nhờ sự trợ giúp của một nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số có uy tín và đáng tin cậy để đáp ứng các mục tiêu này một cách hiệu quả.

5 điều lãnh đạo cần làm để chuyển đổi số trong ngành công nghiệp thành công

Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp không chỉ thúc đẩy hiệu suất trong vận hành, mà còn phát triển toàn diện các chức năng của ngành. Đồng thời, đây cũng là đòn bẩy để các doanh nghiệp sản xuất tạo dựng lợi thế cạnh tranh trong thời đại kinh doanh 4.0.

Để quá trình chuyển đổi số ngành công nghiệp diễn ra thuận lợi hơn, SOM đã chắt lọc 5 điều mà các lãnh đạo cần làm cho quá trình số hóa, gia tăng tốc độ và tỉ lệ thành công.

Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp là gì?

Chuyển đổi số trong ngành công nghiệp hay sản xuất là quá trình tích hợp công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp như: quy trình, cách làm việc, cách vận hành, mô hình kinh doanh… Mục tiêu nhằm để thích nghi thời đại 4.0, loại bỏ nguy cơ bị đào thải; đặc biệt hướng đến các giải pháp mang lại giá trị mới và hiệu quả cao hơn.

Dù đa phần áp dụng kỹ thuật số trong giai đoạn vận hành, nhưng lợi ích chuyển đổi số mang lại có tính đa dạng và toàn diện hơn thế.

Lợi ích của chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp

Giảm thiểu chi phí

Một lợi ích có thể thấy ngay của chuyển đổi số trong doanh nghiệp đó chính là sử dụng ít nguồn lao động hơn. Chính nhờ quá trình tự động hóa, lắp đặt máy móc thay thế con người mà chi phí thuê nhân sự cũng được giảm thiểu. Nhân sự sẽ được phân bổ vào những mảng cần ‘con người’ hơn, tối ưu nguồn lực.

Ngoài ra, các phần mềm quản lý cũng giúp các nhà máy đưa toàn bộ lên nền tảng số, từ ra lệnh sản xuất đến phân luồng công việc… Từ đó, chi phí giấy tờ, lưu trữ cũng theo đó được hạn chế, thậm chí là loại bỏ hoàn toàn ở một số tổ chức.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Cơ sở trọng yếu để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực này chính là hệ thống máy móc. Và chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp sẽ giúp lãnh đạo dễ dàng quản lý, kiểm tra và duy trì máy móc luôn ổn định, thông suốt, hiệu quả.

Tùy thuộc vào loại công nghệ và phần mềm mà tổ chức sử dụng, doanh nghiệp có thể:

  • Theo dõi real-time quy trình sản xuất, nắm bắt kịp thời nếu xảy ra bất cứ lỗi nào, giúp đẩy nhanh quá trình sửa chữa, nhanh chóng ổn định hệ thống trở lại.

  • Dự báo lỗi trước cả khi hỏng, giúp máy móc được đưa đi bảo trì đúng lúc, kéo dài tuổi thọ, vận hành trôi chảy.

Đặc biệt, việc ứng dụng chuyển đổi số trong công nghiệp còn giúp lãnh đạo làm tất cả điều trên từ xa. Dù đi công tác xa, bận đến một chi nhánh khác… họ cũng dễ dàng giám sát và đưa ra các quyết định kịp thời. Dù không có mặt, chất lượng sản phẩm vẫn luôn được đảm bảo.

Cải thiện an toàn

Một trong những mục tiêu nghiên cứu và phát minh ra robot, AI… là để con người hạn chế trực tiếp tham gia vào các công việc nguy hiểm. Môi trường sản xuất là nơi có nhiều rủi ro với các thiết bị sắc nhọn, tốc độ nhanh, hóa chất độc hại… Do đó, chuyển đổi số trong công nghiệp giúp tổ chức hạn chế tai nạn lao động, giúp nhân viên có cảm giác an tâm, thoải mái cống hiến.

Sở hữu lợi thế dữ liệu

Nhờ chuyển đổi số trong công nghiệp, các tổ chức dễ dàng thu thập, tổng hợp, chắt lọc, phân luồng, lưu trữ mọi dạng dữ liệu. Dù làm việc khác phòng ban, chi nhánh, nhân sự cũng sẽ thuận lợi trích xuất thông tin nhờ tính năng liên thông, trao đổi thông minh trên các nền tảng số.

Không chỉ thông suốt quá trình hỗ trợ làm việc giữa các nhân viên, các dữ liệu quan trọng này còn giúp doanh nghiệp:

  • Đưa ra quyết định chính xác, logic, kịp thời.

  • Nắm bắt yếu tố giúp tăng năng suất hiệu quả.

  • Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp.

  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng, bảo trì máy móc chặt chẽ.

Dù mang lại khá nhiều lợi ích hấp dẫn, nhưng để thu hoạch được chúng, việc chuyển đổi số trong công nghiệp cần chi tiết và cẩn thận hơn. Danh sách 5 điều sau đây sẽ là cơ sở vững chắc giúp đảm bảo điều này.

5 điều lãnh đạo cần làm để chuyển đổi số trong ngành công nghiệp thành công

1. Đánh giá doanh nghiệp dưới góc nhìn chuyển đổi số

Trước khi bắt tay vào quá trình chuyển đổi số trong công nghiệp, các lãnh đạo cần nhìn nhận, xem xét, sắp xếp, đề xuất cho tổ chức của mình theo tầm nhìn kỹ thuật số.

  • Đánh giá nguồn lực chuyển đổi số (chi phí, cơ sở vật chất, kiến thức, khả năng nhân sự).

  • Xem xét các mối quan hệ, đối tác tiềm năng hỗ trợ kế hoạch chuyển đổi số của mình.

  • Cân nhắc các yếu tố cẩn trở, dự báo rủi ro…

  • Dự tính quy mô chuyển đổi số: một phần/thay thế/toàn bộ…

  • Đề xuất giải pháp, nghiên cứu tính khả thi và tiềm năng.

Bước này sẽ giúp lãnh đạo nắm bắt chính xác tình hình hiện tại của doanh nghiệp, chọn ra các giải pháp xác đáng và hợp lý nhất, tăng tỉ lệ chuyển đổi số trong công nghiệp thành công.

2. Bổ sung kiến thức và nâng cao kỹ năng chuyển đổi số

Để xây dựng nền móng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số, kiến thức và kỹ năng của nhân sự liên quan là yếu tố trọng tâm cần đầu tư. Phân bổ cho bộ phận có kỹ năng, đào tạo nhân sự liên quan, hoặc chiêu mộ thêm nhân tài… là hoạt động cần thiết để đảm bảo tiến độ, sự ổn định và hiệu quả trong suốt quá trình chuyển đổi.

Trong đó, nhóm dẫn đầu bao gồm các nhà điều hành, quản lý là đối tượng cần ‘học’ nhất. Họ là những người lựa chọn giải pháp, chốt kế hoạch, điều hướng tổ chức thay đổi, nên hiểu biết về chuyển đổi số là bắt buộc.

3. Ưu tiên chuyển đổi số các vấn đề trọng tâm

Để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số thành công và đảm bảo đúng đắn trên từng giai đoạn, các doanh nghiệp nên ưu tiên một số vấn đề trọng tâm, và tập trung hoàn thành chúng trước.

Ngoài ra, thay đổi trên nền tảng cũ sẽ giúp tổ chức tiết kiệm thời gian chuyển đổi và chi phí. Các nhân sự cũng sẽ dễ dàng làm quen, không bị xung đột trong công việc khi qua môi trường mới.

4. Tập trung làm giàu dữ liệu tạo lợi thế cạnh tranh

Với các lợi ích về dữ liệu đã nêu phía trên, doanh nghiệp cần liên tục tạo điều kiện để thu thập dữ liệu. Trong thời đại số, người sở hữu càng nhiều dữ liệu và biết cách sử dụng chúng sẽ là tổ chức thuận lợi bứt phá nhất.

Nhà quản lý cần làm gì để tận dụng tối đa cơ sở dữ liệu lớn?

5. Phát triển bộ nguyên tắc hướng dẫn

Để đảm bảo mọi nhân sự đều thấu hiểu mục tiêu, hình thức và quy trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, tổ chức có thể ban hành nguyên tắc hướng dẫn để rút ngắn thời gian đào tạo.

Bộ nguyên tắc này sẽ nhắc nhớ chính xác những yếu tố đã được thay đổi, cách thực hiện giúp mọi phòng ban dễ dàng tuân thủ. Từ đó, đẩy nhanh và thống nhất mục tiêu số hóa. Nhờ vậy, mà tỉ lệ thành công cũng được tăng theo.

Last updated